Nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, nắm bắt ngành nghề xu hướng tương lai, cập nhật kiến thức chuyên ngành phù hợp với thời đại, Trường Đại học Thành Đô tuyển sinh và đào tạo theo định hướng về công nghệ vi mạch bán dẫn từ năm học 2024 – 2025.
Đó là chia sẻ của PGS.TS Phan Thị Thanh Thảo – Hiệu trưởng Trường ĐH Thành Đô về định hướng đào tạo chuyên ngành vi mạch bán dẫn trên cơ sở nền tảng vững chắc từ nhóm ngành công nghệ tại Trường ĐH Thành Đô.
Trong mùa tuyển sinh 2024, việc mở ngành đào tạo công nghệ vi mạch, bán dẫn hoặc tách chương trình này thành một chuyên ngành riêng từ các ngành gần như Điện-Điện tử, Điện tử-Viễn thông, Kỹ thuật Máy tính, Vật lý Kỹ thuật… đang trở thành xu hướng của các cơ sở, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường và đón đầu chính sách phát triển công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.
Việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp được coi là một trong những chiến lược quan trọng để không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt trong công nghiệp công nghệ cao. Trường Đại học Thành Đô với sự định hướng từ Ban lãnh đạo luôn chú trọng trong hợp tác doanh nghiệp, tổ chức trên từng lĩnh vực đào tạo để xây dựng mục tiêu, chương trình học phù hợp, xây dựng môi trường học tập, thực tập cho sinh viên và kết nối việc làm cho sinh viên ngay từ khi còn trên ghế nhà Trường.
Hiện nay, trường Đại học Thành Đô đào tạo các mã ngành công nghệ liên quan đến điện, điện tử, công nghệ thông tin; trong đó một số học phần về thiết kế vi mạch đã được vào giảng dạy. Từ năm 2024, chương trình đào tạo sẽ được định hướng chuyên sâu hơn về công nghệ vi mạch bán dẫn, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của thị trường.
Ngành CNKT Điện điện tử theo định hướng công nghệ vi mạch bán dẫn tại Trường ĐH Thành Đô cụ thể như thế nào?
Nhận được những câu hỏi của quý bậc phụ huynh và các bạn học sinh về định hướng mới của ngành CNKT điện điện tử – Công nghệ vi mạch bán dẫn tại Trường Đại học Thành Đô sẽ đào tạo những nội dung gì và cơ hội việc làm như thế nào, PGS.TS Phan Thị Thanh Thảo đã có những giải đáp trực tiếp và cụ thể.
Cô nhấn mạnh về việc nhà trường phối hợp với các doanh nghiệp để xây dựng chương trình đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn cần thiết để thành công. Cụ thể, chương trình được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng kho tri thức từ trong nước đến trên thế giới, và chọn lọc phù hợp với mục tiêu đào tạo, nền tảng, tài nguyên sẵn có trong nhà trường.
- Vật lý bán dẫn: Giúp người học hiểu về cấu trúc và tính chất của các vật liệu bán dẫn như silic, germani, và gallium arsenide, cũng như các hiện tượng điện tử trong vật liệu bán dẫn.
- Thiết kế vi mạch: Người học học cách thiết kế, mô phỏng và kiểm tra các vi mạch điện tử.
- Sản xuất và công nghệ chế tạo: Người học hiểu về các quy trình sản xuất và công nghệ chế tạo để sản xuất các chip bán dẫn.
- Kỹ thuật điện tử: Giúp người học có kiến thức về các linh kiện điện tử và các mạch điện tử.
- Quản lý dự án và kỹ năng giao tiếp: Người học luyện tập làm việc nhóm, quản lý thời gian và tài nguyên, và kỹ năng quản lý dự án và giao tiếp hiệu quả.
- Kiểm tra linh kiện và vật liệu: Giúp người học có kiến thức khi lựa chọn linh kiện và vật liệu phù hợp và kiểm tra chất lượng của chúng trước khi sử dụng vào sản xuất.
- Kỹ năng lập trình và sử dụng các phần mềm thiết kế vi mạch: Người học học về lập trình và phát triển phần mềm để làm việc với các hệ thống điều khiển và kiểm soát được tích hợp trong các chip bán dẫn; thực hành sử dụng các phần mềm để thiết kế và mô phỏng mạch điện tử.
Công nghệ bán dẫn và một số ứng dụng thực tiễn
Công nghệ bán dẫn hay còn gọi là vi mạch/ chip bán dẫn là một lĩnh vực trong công nghiệp chuyên sản xuất và phát triển các thành phần điện tử dựa trên tinh thể bán dẫn.
Chất bán dẫn được sử dụng để tạo ra các linh kiện điện tử như transistor, vi mạch, cảm biến, máy tính, điện thoại di động, thiết bị điện tử tiêu dùng như TV, máy nghe nhạc và máy ảnh; Điốt phát quang (LED) – ứng dụng trong việc tạo ánh sáng cho các loại đèn, màn hình tivi, máy tính, điện thoại di động cho đến việc truyền tải tín hiệu giao thông. Chất bán dẫn giúp tạo ra laser – ứng dụng trong sản xuất công nghiệp và y tế (cắt, hàn các thành phần trong sản xuất và phẫu thuật y khoa). Chất bán dẫn cũng được dùng để chế tạo pin mặt trời (thu thập và sử dụng năng lượng tái tạo) và pin nhiên liệu (cung cấp nguồn điện cho các thiết bị di động, xe điện và các ứng dụng năng lượng sạch khác).
Đây là một trong những ngành công nghiệp quan trọng và phát triển nhanh nhất trên toàn cầu, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tiến bộ công nghệ và đổi mới trong nhiều khía cạnh của cuộc sống hiện đại.
Cơ hội việc làm của sinh viên ngành CNKT Điện điện tử định hướng Công nghệ vi mạch bán dẫn
Nghiên cứu và ứng dụng các vấn đề liên quan đến điện, điện tử và điện từ với nhiều chuyên ngành nhỏ như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu, viễn thông, ngành kỹ thuật điện – điện tử là ngành kỹ thuật mũi nhọn, hiện đại, được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của sản xuất và đời sống. PGS.TS Phan Thị Thanh Thảo cũng nhấn mạnh rằng sự phát triển của ngành kỹ thuật điện – điện tử chính là đòn bẩy giúp các ngành khoa học kĩ thuật khác phát triển. Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử có thể làm việc trong các lĩnh vực sau:
- Lĩnh vực điện lực: thiết kế, thi công, lắp đặt, vận hành, bảo trì hệ thống điện, hệ thống truyền tải, phân phối, cung cấp điện.
- Lĩnh vực điện tử: thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, bảo trì các thiết bị điện tử, điện gia dụng, thiết bị viễn thông, thiết bị đo lường, điều khiển, tự động hóa.
- Lĩnh vực năng lượng: nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các công nghệ năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
- Lĩnh vực công nghệ thông tin: thiết kế, phát triển phần mềm, hệ thống điện tử, mạng máy tính.
- Lĩnh vực y tế: thiết kế, chế tạo, lắp ráp, vận hành các thiết bị y tế điện tử, điện sinh học.
- Lĩnh vực quốc phòng: nghiên cứu, phát triển, sản xuất các thiết bị điện tử, điện tử quân sự.
Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ cho sự phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn và sự hợp tác phát triển với các quốc gia có kinh nghiệm trong ngành công nghiệp bán dẫn, ngành vi mạch bán dẫn trong những năm tới đây sẽ trở thành lĩnh vực đi đầu và dẫn dắt xu hướng của ngành công nghiệp điện điện tử nói chung. Kỹ sư Thiết kế vi mạch được các doanh nghiệp săn đón, Trường Đại học Thành Đô với bề dày đào tạo trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cùng sự linh hoạt, cập nhật chương trình, nâng cao tính ứng dụng trong giảng dạy, thời lượng thực tập lớn là cơ sở vững chắc đào tạo nguồn Kỹ sư điện điện tử chất lượng cao.
Trường Đại học Thành Đô
Địa chỉ:
- Km15, Quốc lộ 32, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội.
- Số 8, Kiều Mai, Phú Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0934 07 8668 – 0243 386 1601
Website: https://thanhdo.edu.vn/