Thời gian gần đây thuật ngữ “Công nghệ bán dẫn” “bán dẫn vi mạch” được nhắc đến rất nhiều, thu hút các bạn học sinh, sinh viên và trở thành xu hướng nổi bật trong chọn ngành – chọn nghề của các bạn trẻ năm 2024. Công nghệ bán dẫn không phải đến bây giờ mới xuất hiện, hay mới có vị trí quan trọng mà đây là một ngành công nghiệp lớn, phát triển mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam với tiềm năng và định hướng phát triển quốc gia, đang đứng trước những cơ hội rất lớn trong chuỗi công nghệ vi mạch bán dẫn. Những Kỹ sư vi mạch bán dẫn đang đứng trước cơ hội việc làm, thậm chí là được “săn đón” tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhưng bạn có biết vi mạch bán dẫn cũng là một mảng thuộc Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử.
Vi mạch bán dẫn (IC – Integrated Circuit) được dùng trong việc giảm kích thước, tăng tính ổn định và hiệu suất cho các thiết bị điện tử, được coi là yếu tố quyết định trong sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử. Các bạn có biết Công nghệ bán dẫn là một phần thuộc Công nghệ kỹ thuật điện điện tử.
Bán dẫn là ngành công nghiệp rất lớn gồm nhiều khâu từ thiết kế, chế tạo đến đóng gói. Việt Nam hiện đào tạo nhiều ngành để tham gia vào ngành công nghiệp này. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đáp ứng được yêu cầu phát triển nhân lực cho ngành, doanh nghiệp nào sẽ đầu tư vào Việt Nam, đầu tư vào phân khúc nào trong công nghệ bán dẫn… Theo các chuyên gia, nếu Việt Nam hướng đến thiết kế chip thì các lĩnh vực cần đầu tư thêm là Kĩ thuật điện tử, Kỹ thuật máy tính, Vật lý. Còn nếu hướng đến chế tạo chip thì phải có Vật lí, Tự động hóa, Điện tử… Còn hướng tới đóng gói chip là Điện tử, Hóa, Tự động hóa… Có thể thấy dù là hướng phát triển nào của ngành công nghiệp bán dẫn, vẫn có sự xuất hiện của ngành điện, điện tử – đây chính là gốc của các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật. Cho đến nay chưa một quốc gia nào làm chủ hoàn toàn công nghệ chip, kể cả Mỹ, châu Âu, mỗi nước làm chủ một công đoạn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một thị trường mới về ngành công nghiệp này so với thế giới. Mấu chốt là làm chủ công nghệ, có công nghệ lõi chứ không chỉ vận hành dây chuyền và đặc biệt là tiến tới phải tham gia được vào chuỗi phân phối sản phẩm.
Lý do năm 2024 vẫn nên lựa chọn ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử?
Ngành học gắn liền với sự phát triển của kinh tế – xã hội
Trải qua chiều dài lịch sử nhân loại, các cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) đã tạo ra những thay đổi sâu sắc trong sản xuất, tiêu dùng và kết cấu xã hội trên toàn thế giới. Có thể thấy, trừ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào nửa cuối thế kỷ 18 và gần nửa đầu thế kỷ 19, với thay đổi từ sản xuất chân tay đến sản xuất cơ khí do phát minh ra động cơ hơi nước, các cuộc cách mạng công nghiệp còn lại khi làm thay đổi diện mạo xã hội đều có dựa trên nền tảng công nghệ điện, điện tử.
Ngành học nền tảng gắn liền với sự phát triển của công nghệ bán dẫn
Giống như các cuộc CMCN trước đó, cuộc CMCN 4.0 sẽ làm tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho con người, thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người. Đổi mới về công nghệ cũng sẽ tạo ra một phép màu cho dịch vụ cung ứng, cải thiện năng suất và hiệu suất; chi phí vận chuyển và thông tin liên lạc sẽ giảm, các dịch vụ hậu cần (logistic) và chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn, chi phí thương mại sẽ giảm. Một thị trường mới sẽ được mở ra và thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.
Về cơ bản, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ dựa trên 3 lĩnh vực chính:
(1) Kỹ thuật số: Bao gồm dữ liệu lớn (Big Data), vạn vật kết nối internet (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI);
(2) Công nghệ sinh học: Ứng dụng trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu;
(3) Lĩnh vực vật lý: Robot thế hệ mới, in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…), công nghệ nano.
Tất cả đều có liên quan đến ngành điện, điện tử.
Ngành học mang đến cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn
Theo thống kê của VietnamWorks, trong sáu tháng đầu năm 2019, lĩnh vực kinh doanh Điện, Điện tử đứng thứ hai trong nhóm 10 lĩnh vực kinh doanh có chỉ số thiếu hụt nhân sự cao nhất, với 90% các nhà tuyển dụng cho biết công ty họ đang thiếu hụt nhân sự rất lớn; điều này cho thấy nhu cầu cao của lĩnh vực đòi hỏi kỹ năng và tay nghề này.
Với cơ hội việc làm cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp, nếu có một chuyên môn vững chãi, khả năng ngoại ngữ và tin học tốt thì chắc chắn có nhiều cánh cửa công việc rộng mở với mức lương hấp dẫn.
Trường Đại học Thành Đô đào tạo Ngành CNKT Điện – Điện tử từ năm 2004, là một trong những trụ cột thuộc khối ngành công nghệ. Với bề dày đào tạo, tăng cường tính ứng dụng, thực hành và sẵn sàng cập nhật những yếu tố mới, linh hoạt trong điều chỉnh chương trình đào tạo, sinh viên Thành Đô được tích lũy cả về kiến thức, kỹ năng chuyên môn và tay nghề.
Ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử cung cấp kiến thức cơ bản, chuyên sâu về các thành phần điện tử cơ bản như transistor, IC, vi mạch, cảm biến, pin, đèn LED, cũng như kiến thức về các loại máy móc và thiết bị điện. Họ phải biết cách lập trình, thiết kế mạch điện tử, xử lý tín hiệu số, lắp đặt, cài đặt phần mềm điều khiển,… Đặc biệt, trong thời đại công nghiệp 4.0, các kỹ sư Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử còn phải có khả năng áp dụng các công nghệ mới như AI, IoT, Big data vào thiết kế, sản xuất và quản lý các hệ thống điện, điện tử.
Nghiên cứu và ứng dụng các vấn đề liên quan đến điện, điện tử và điện từ với nhiều chuyên ngành nhỏ như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu, viễn thông, ngành kỹ thuật điện – điện tử là ngành kỹ thuật mũi nhọn, hiện đại, được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của sản xuất và đời sống. Sự phát triển của ngành kỹ thuật điện – điện tử chính là đòn bẩy giúp các ngành khoa học kĩ thuật khác phát triển. Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử có thể làm việc trong các lĩnh vực sau:
- Lĩnh vực điện lực: thiết kế, thi công, lắp đặt, vận hành, bảo trì hệ thống điện, hệ thống truyền tải, phân phối, cung cấp điện.
- Lĩnh vực điện tử: thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, bảo trì các thiết bị điện tử, điện gia dụng, thiết bị viễn thông, thiết bị đo lường, điều khiển, tự động hóa.
- Lĩnh vực năng lượng: nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các công nghệ năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
- Lĩnh vực công nghệ thông tin: thiết kế, phát triển phần mềm, hệ thống điện tử, mạng máy tính.
- Lĩnh vực y tế: thiết kế, chế tạo, lắp ráp, vận hành các thiết bị y tế điện tử, điện sinh học.
- Lĩnh vực quốc phòng: nghiên cứu, phát triển, sản xuất các thiết bị điện tử, điện tử quân sự.
Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ cho sự phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn và sự hợp tác phát triển với các quốc gia có kinh nghiệm trong ngành công nghiệp bán dẫn, ngành vi mạch bán dẫn trong những năm tới đây sẽ trở thành lĩnh vực đi đầu và dẫn dắt xu hướng của ngành công nghiệp điện điện tử nói chung. Kỹ sư Thiết kế vi mạch được các doanh nghiệp săn đón, Trường Đại học Thành Đô với bề dày đào tạo trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cùng sự linh hoạt, cập nhật chương trình, nâng cao tính ứng dụng trong giảng dạy, thời lượng thực tập lớn là cơ sở vững chắc đào tạo nguồn Kỹ sư điện điện tử chất lượng cao.
Năm 2024, Trường Đại học Thành Đô tiếp tục dành các suất học bổng giá trị miễn 50-100% học phí cho các tân sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử trong thời gian theo học. Trường Đại học Thành Đô Tuyển sinh ngành Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử
Mã ngành: 7501301
Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, B00, D01
Phương thức xét tuyển:
- Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả học tập THPT 2023:
- Tổng điểm trung bình của học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên.
- Tổng điểm trung bình của ba môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên
- Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
- Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ và điểm thi tốt nghiệp THPT
- Phương thức 4: Xét tuyển theo kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội
Thí sinh cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
-
- Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp THPT (giấy CNTN tạm thời), học bạ THPT
- Bản sao CMND/CCCD, giấy khai sinh, các giấy tờ ưu tiên khác (nếu có).
Đăng ký nộp hồ sơ:
- Cách 1: Trực tiếp tại Trường hoặc chuyển phát qua đường bưu điện
Văn phòng Trung tâm Tuyển sinh – Tầng 1, Nhà A, Trường Đại học Thành Đô
Km15, Quốc lộ 32, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội
Hotline: 0934.078.668 – 024.33.861.601
- Cách 2: Trực tuyến tại: Website: thanhdo.edu.vn hoặc Fanpage: Đại học Thành Đô