Luật

1. Tổng quan

• Ngành Luật: là một ngành khoa học pháp lý nghiên cứu về pháp luật và thực tiễn pháp lý ở Việt Nam và pháp luật quốc tế.
• Mã Ngành: 7380101
• Hệ đào tạo: Chính quy
• Thời gian đào tạo: 3,5 năm
• Danh hiệu: Cử nhân
• Tổ hợp xét tuyển: A00 (Toán, Lý, Hóa); A01 (Toán, Lý, Anh); C00 (Văn, Sử, Địa); D01 (Toán, Văn, Anh)

2. Điều kiện xét tuyển

Năm 2022, Trường Đại học Thành Đô tuyển sinh Luật theo 02 phương thức:
>> Xét tuyển theo kết quả học bạ THPT
– Tổng điểm trung bình 03 môn xét tuyển của 3 học kỳ: kỳ 1,2 lớp 11 và kỳ 1 lớp 12 cộng với điểm ưu tiên nếu có đạt từ 18 điểm trở lên;
– Tổng điểm trung bình lớp 12 của tổ hợp môn xét tuyển cộng với điểm ưu tiên đạt từ 18 điểm trở lên;
>> Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT

3. Hồ sơ xét tuyển

• 01 bản sao Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT (công chứng)
• 01 bản sao Học bạ THPT (công chứng)
• 01 bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân
• 01 bản sao Giấy khai sinh; 02 ảnh 3*4
• Phiếu đăng ký xét tuyển Tải tại đây

4. Sức hút của ngành

Hiện Việt Nam có khoảng 810.000 doanh nghiệp, các doanh nghiệp này luôn cần sự hỗ trợ pháp lý rất lớn trong hoạt động điều hành và kinh doanh. Bên cạnh đó, nhu cầu tư vấn và hỗ trợ pháp lý của người dân ngày càng gia tăng mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên ngành Luật. Ngoài ra, nhu cầu các khối cơ quan nhà nước, Hội đồng nhân dân, các Văn phòng đại biểu quốc hội, Ủy ban nhân dân đều cần người học ngành Luật, theo khảo sát tới 80% sinh viên ra trường đáp ứng được các nhu cầu đó.

5. Môn học tiêu biểu

Mỗi môn học, mỗi nhóm kiến thức đều được sắp xếp hợp lý và theo trình tự khoa học, có gắn kết với nhau. Điều này sẽ giúp bạn sau khi học thấy được sự liên kết giữa các học phần với nhau, giữa các kiến thức với nhau, từ đó am hiểu được kiến thức, kỹ năng đòi hỏi của ngành, nhóm kiến thức tiêu biểu ngành Luật gồm:
• Kiến thức chung của khối ngành: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Xã hội học, Cơ sở văn hóa, Tâm lý học, Logic học;….
• Kiến thức cơ sở ngành, ngành: Lý luận về Nhà nước và Pháp luật, Luật Hiến pháp, Luật Tài chính – Ngân hàng, Luật Hiến pháp, Luật Thương mại..

6. Cơ hội nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm các công việc như sau:
• Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các cơ quan nhà nước các cấp
• Chuyên viên pháp lý, cố vấn pháp lý tham gia các công việc liên quan đến luật pháp tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, Luật sư….
• Giáo viên, giảng viên luật, cán bộ nghiên cứu luật nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục…