Công nghệ kỹ thuật ô tô

1. Tổng quan

Công nghệ Kỹ thuật ô tô là một ngành học chuyên về các lĩnh vực ô tô và máy động lực như: tính toán thiết kế ; Chế tạo và lắp ráp; Khai thác và sử dụng ; Quản lý phương tiện và kỹ thuật; Sửa chữa và bảo dưỡng và các dịch vụ kỹ thuật khác như: Kiểm định phương tiện, kinh doanh phụ tùng và phương tiện, cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng ô tô, máy động lực,… Đây là ngành học tích hợp nhiều mảng kiến thức như: Cơ khí, công nghệ điện – điện tử, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu, công nghệ thông tin… do vậy sau khi tốt nghiệp người học có thể làm việc ở nhiều vị trí công việc khác nhau.
Mã Ngành: 7510205
Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo: 4 năm
Danh hiệu: Kỹ sư
Tổ hợp xét tuyển:
– A00 (Toán, Lý, Hóa);
– A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh);
– D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh);
– D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh)

2. Điều kiện xét tuyển

Năm 2022, Trường Đại học Thành Đô tuyển sinh ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô theo 02 phương thức:
>> Xét tuyển theo kết quả học bạ THPT
– Tổng điểm trung bình 03 môn xét tuyển của 3 học kỳ: kỳ 1,2 lớp 11 và kỳ 1 lớp 12 cộng với điểm ưu tiên nếu có đạt từ 18 điểm trở lên;
– Tổng điểm trung bình lớp 12 của tổ hợp môn xét tuyển cộng với điểm ưu tiên đạt từ 18 điểm trở lên;
>> Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT

3. Hồ sơ xét tuyển

– 01 bản sao Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT (công chứng);
– 01 bản sao Học bạ THPT (công chứng);
– 01 bản sao Chứng minh thư nhân dân
– 01 bản sao Giấy khai sinh; 02 ảnh 3*4.
– Phiếu đăng ký xét tuyển

4. Sức hút của ngành

Ngày 14/7/2014 Thủ trướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1168/QĐ-TTg về “Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp Ô tô Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035” và khẳng định:
– Công nghiệp ô tô là ngành tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, cần được khuyến khích phát triển bằng những chính sách ổn định, nhất quán và dài hạn.
– Phát triển ngành công nghiệp ô tô trên cơ sở phát huy tiềm năng của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm đáp ứng từng bước nhu cầu trong nước và nhu cầu an ninh, quốc phòng của đất nước.
– Đến năm 2035: Ngành công nghiệp ô tô bảo đảm hiệu quả tổng thể về kinh tế – xã hội cũng như các yêu cầu về môi trường và xu hướng sử dụng năng lượng tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia vào chuỗi sản xuất, chế tạo ô tô thế giới, có giá trị xuất khẩu lớn.
Như vậy vai trò của ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô được coi là ngành trọng điểm trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, phù hợp và đáp ứng cao với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa mà Đảng và Nhà nước đang quyết tâm thực hiện.

5. Môn học tiêu biểu

Ngày 14/7/2014 Thủ trướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1168/QĐ-TTg về “Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp Ô tô Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035” và khẳng định:
– Công nghiệp ô tô là ngành tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, cần được khuyến khích phát triển bằng những chính sách ổn định, nhất quán và dài hạn.
– Phát triển ngành công nghiệp ô tô trên cơ sở phát huy tiềm năng của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm đáp ứng từng bước nhu cầu trong nước và nhu cầu an ninh, quốc phòng của đất nước.
– Đến năm 2035: Ngành công nghiệp ô tô bảo đảm hiệu quả tổng thể về kinh tế – xã hội cũng như các yêu cầu về môi trường và xu hướng sử dụng năng lượng tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia vào chuỗi sản xuất, chế tạo ô tô thế giới, có giá trị xuất khẩu lớn.
Như vậy vai trò của ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô được coi là ngành trọng điểm trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, phù hợp và đáp ứng cao với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa mà Đảng và Nhà nước đang quyết tâm thực hiện.

6. Cơ hội nghề nghiệp

Những vị trí công việc sau khi học xong ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô tại Đại học Thành Đô mà sinh viên có thể đảm nhiệm:
>> Tính toán, thiết kế, chế tạo, cải tạo các chi tiết và tổng thành ô tô, máy động lực .
>> Tính toán, thiết kế các dây chuyền sản xuất, lắp ráp, các nhà xưởng kỹ thuật ô tô, máy động lực.
>> Quản lý, vận hành hoặc trực tiếp làm việc trên các dây chuyền sản xuất, lắp ráp, các nhà xưởng kỹ thuật ô tô, xe máy, máy động lực.
>> Cán bộ kỹ thuật trong các phòng kỹ thuật của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các Viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành Cơ khí Động lực và Công nghệ Ô tô, Xe máy.
>> Kỹ thuật viên tại các Trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, xe máy, máy chuyên dùng (Máy công trình, máy khai thác, máy nông nghiệp, máy phát điện, máy thủy lực…).
>> Kinh doanh và khai thác dịch vụ kỹ thuật ô tô, xe máy.
>> Kiểm định viên tại các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới.
>> Quản lý phương tiện trong các doanh nghiệp vận tải, lữ hành và dịch vụ ô tô.
>> Cán bộ, nhân viên trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và hành chính.
>> Giảng dạy chuyên ngành Cơ khí Ô tô tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
Hiện nay dịch Covid 19 vẫn đang gây ra ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thế giới, nhiều nhà máy xí nghiệp đã bị đóng cửa và phá sản. Tuy nhiên các nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô, các doanh nghiệp phụ trợ và dịch vụ ô tô tại Việt Nam đã trở lại hoạt động bình thường. Để đảm bảo việc sản xuất kinh doanh và lấy lại cân bằng do ảnh hưởng của dịch, các doanh nghiệp đang tăng cường hoạt động và thu hút một lượng lớn lao động ngành ô tô cho việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh.